Vùng đặc quyền về kinh tế của nước ta trên Biển Đông là vùng nào là câu hỏi được người dân Việt Nam quan tâm. Vùng đặc quyền về kinh tế nói chung và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta trên Biển Đông nói riêng có những quyền cũng như chế độ pháp lý mà mỗi người dân Việt cần phải biết. Dưới đây mình sẽ chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này.
Vùng đặc quyền kinh tế là gì?
Để hiểu được vùng đặc quyền về kinh tế của nước ta trên Biển Đông là vùng như thế nào thì chúng ta phải nắm khái niệm về vùng đặc quyền kinh tế là gì? Vùng đặc quyền về kinh tế có thể hiểu là vùng nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có chế độ pháp lý riêng. Theo đó các quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển cũng như các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các Quy định của công ước Luật Biển 1982 quy định. Vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải.
Khái niệm và sự hình thành của vùng đặc quyền về kinh tế trong lịch sử phát triển của Luật biển quốc tế bắt nguồn từ sự kiện ngày 28 tháng 09 năm 1945. Khi đó Tổng Thống Mỹ Truman đưa ra một Tuyên bố về nghề cá ven bờ trong một số vùng của biển cả. Theo đó các nước Mỹ – La tinh như Chile, Peru và Ecuado đã mở rộng lãnh hải của mình 200 hải lý dưới tên gọi là vùng biển, lãnh hải di sản và loại bỏ quyền tự do hàng hải cũng như các quyền tự do biển cả khác. Thậm chí một số nước khác cũng yêu sách đối với một vùng đánh cá đặc quyền. Chính tình hình căng thẳng này đã gây ra sự lo ngại và chống đối từ các quốc gia hàng hải. Sau đó năm 1971 Kenya và các nước Á-Phi đã đồng loạt đưa ra đề nghị dung hòa hai lập trường trên: Trong vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia ven biển có “thẩm quyền đặc biệt nhằm kiểm soát, quy định, khai thác và bảo vệ các tài nguyên sinh vật hay không sinh vật của vùng và nhằm ngăn ngừa, đấu tranh chống lại ô nhiễm” trong khi các quyền tự do hàng hải, tự do bay, tự do đặt dây cáp và ống dẫn nước ngầm được bảo lưu. Từ đó khái niệm về vùng đặc quyền kinh tế nhanh chóng được chấp thuận và không gây ra bất kỳ sự phản đối nào. Hơn hết khái niệm này có giá trị tập quán trước khi được ghi nhận trong Công ước Luật Biển 1982. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về vùng đặc quyền về kinh tế của nước ta trên Biển Đông là gì và có những quyền nào nhé.
Quyền trên vùng đặc quyền về kinh tế của nước ta trên Biển Đông
Vùng đặc quyền về kinh tế của nước ta trên Biển Đông là vùng được xác lập chiều rộng là 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Với tư cách là một quốc gia ven biển Việt Nam có quyền chủ quyền trong khai thác dầu khí cũng như khoáng sản trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) Việt Nam khẳng định chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển ở Biển Đông. Việt Nam là quốc gia ven biển với đường bờ biển dài 3.260 km cùng nhiều đảo và quần đảo có đầy đủ các quyền và tuân thủ các nghĩa vụ được quy định trong UNCLOS. Ngày 12/11/1982 Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Và đây cũng là căn cứ để Việt Nam xác định phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán quốc gia theo khung pháp lý được UNCLOS đề ra.
Theo Công ước mỗi quốc gia ven biển có 5 vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. UNCLOS quy định trong thềm lục địa, các quốc gia ven biển có quyền và chủ quyền đối với việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, dầu khí, tôm cá… Nhà nước Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên nằm trong khu vực của mình. Bên cạnh đó Việt Nam còn có thẩm quyền riêng biệt trong việc nghiên cứu khoa học, thiết lập, lắp đặt và sử dụng các công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có thẩm quyền riêng biệt về bảo vệ chống ô nhiễm môi trường.
Trên đây mình đã chia sẻ về vùng đặc quyền kinh tế nước ta trên Biển Đông là vùng gì và có những quyền nào. Trật tự, hòa bình trên Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong cũng như ngoài khu vực. Vậy nên hãy cùng chung tay bảo vệ lợi chung này.