Khi lái xe chúng ta cần chú ý đến các chi tiết trên xe ô tô để bảo dưỡng kịp thời. Hơn nữa cũng cần nắm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng chi tiết để khi gặp vấn đề biết cách xử lý. Trên xe có hàng chục nghìn chi tiết, linh kiện tuy nhiên chúng ta chỉ cần nắm những chi tiết đơn giản và quan trọng.
Cấu tạo chung xe ô tô
Xét về cấu tạo chung thì ô tô gồm động cơ, khung gầm, điện ô tô, cabin và hệ thống phụ trợ. Động cơ là nguồn lực giúp xe vận hành, di chuyển trên mọi quãng đường. Hệ thống khung gầm được tạo bởi hệ thống truyền lực, phanh xe và hệ thống lái. Bộ phận quan trọng nhất là điện ô tô, nó được tích hợp cả điện động cơ để xe hoạt động.
Phần cabin là không gian cho hành khách sinh hoạt và tận hưởng chuyến đi. Nơi đây còn bao gồm tất cả hệ thống nội thất, khoang chứa đồ, túi khí,… Hệ thống phụ trợ là những tiện ích, đa phương tiện phục vụ hành khách về mặt giải trí.
Thống kê các chi tiết trên xe ô tô
Hệ thống chi tiết trên ô tô được chia làm 3 phần là ngoại thất, nội thất và khung gầm. Mỗi phần có những chi tiết, bộ phận với chức năng chuyên biệt riêng.
Chi tiết thuộc ngoại thất
Dễ thấy nhất ở đầu xe là bộ lưới tản nhiệt, bộ phận này nhằm đưa không khí vào làm mát cho động cơ. Hơn nữa nó còn có chức năng bảo vệ bộ tản nhiệt và động cơ được đặt ở bên trong. Gần như tất cả các xe đều có lưới tản nhiệt ở đầu xe, trên cản trước, một số xe ở cản sau tùy vào vị trí động cơ.
Bộ phận cản trước hay cản sau của xe có cùng chức năng là giúp hạn chế rủi ro cho xe và cả người trên xe. Đặc biệt là khi có lực mạnh khi xảy ra va chạm, hơn nữa nhờ có cản xe mà ô tô không bị hư hại các bộ phận khác. Nắp capo bảo vệ động cơ cho xe, thường là dạng khung kim loại đóng mở dễ dàng. Mục đích là để khi sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng thuận tiện hơn.
Hệ thống chiếu sáng là đèn pha, cốt ở đầu xe với luồng sáng mạnh có khả năng chiếu gần/ xa. Ngay trên nắp capo là kính chắn gió của xe giúp chặn gió, bụi, mưa và tránh rủi ro nếu có va chạm. Đuôi xe cũng có hệ thống chiếu sáng, xi nhan cùng với đèn báo phanh, ăng ten,…
Gương chiếu hậu hỗ trợ lái xe quan sát đường, được chỉnh điện/ chỉnh tay tùy từng xe. Một số xe hiện đại có thêm sấy sương rất tiện lợi giúp lái xe luôn có tầm nhìn tốt nhất. Các chi tiết ngoại thất còn có hệ thống cửa xe, tay nắm cửa, xe hạng sang còn có cảm biến hiện đại.
Chi tiết thuộc nội thất
Hệ thống buồng lái của xe có vô lăng, ở Việt Nam vô lăng thiết kế bên trái. Nhưng một số nước lại đặt bên phải, ngoài ra còn có trợ lực, chỉnh điện. Ngay phía dưới là hệ thống bàn đạp gồm bàn đạp phanh, bàn đạp ly hợp đối với xe số sàn, bàn đạp ga. Trong đó bàn đạp phanh có bàn đạp phanh chân, gần trục tay lái có bố trí phanh tay. Bên phải của người lái có cần điều khiển số với các mức số thích hợp cho mỗi đoạn đường.
Taplo của xe có bảng đồng hồ (đồng hồ số, đồng hồ kim, đồng hồ xăng,…) thông báo về vận tốc, lượng nhiên liệu,.. Bảng điều khiển là hàng loạt các công tắc để chỉnh tiện ích, điển hình là âm thanh, điều hòa, đèn,… Trục tay lái còn có khóa điện với 4 nấc là LOCK (khóa tay lái), ACC (cấp điện một số thiết bị), ON (cấp điện khi máy hoạt động xong), Start (khởi động máy).
Khoang nội thất của xe là nơi hành khách cảm nhận cuộc hành trình nên không thể thiếu hệ thống ghế ngồi. Ghế của lái xe được ưu tiên một số điều chỉnh để có tư thế thích hợp. Các ghế hành khách trên xe đời mới cũng có thể chỉnh tùy ý về độ ngả/ gập. Số lượng ghế trên mỗi xe phụ thuộc vào dòng xe sedan, hatchback, bán tải, mui trần hay SUV,… Ít nhất hiện nay là xe có 2 chỗ ngồi, thông dụng nhất là 5, 7 chỗ ngồi. Một số chi tiết nhỏ khác có thể kể đến cửa gió điều hòa, màn hình cảm ứng, khay để cốc,…
Các chi tiết khung gầm ô tô
Khung gầm xe là bộ phận nâng đỡ toàn thân xe nên phải đảm bảo cứng cáp, chắc chắn. Nó được ví như bộ xương của xe, xe di chuyển êm ái cũng là do khung gầm có tốt hay không. Hiện nay có 2 loại khung gầm là liền vỏ và rời vỏ, mỗi loại xe có thiết kế khung gầm riêng. Khung gầm liền vỏ tức là nó được gắn liền với cửa xe, đuôi xe hay nắp capo. Khung rời vỏ đúng như tên gọi, chúng tách rời nhau, ở 2 khâu sản xuất khác nhau. Sau đó được nối khung đỡ lực với bộ phận khung đỡ vỏ xe.
Các chi tiết trên xe ô tô có rất nhiều nhưng bạn chỉ cần nắm được các bộ phận cơ bản. Chỉ cần nắm được vị trí, chức năng của chi tiết đó để khi xảy ra sự cố nắm bắt thật nhanh. Từ đó đưa ra phương án sửa chữa hoặc mô tả vấn đề đó cho thợ sửa một cách dễ dàng.