Giáo viên tiểu học ngoài thời gian dạy chính khóa trên lớp còn được yêu cầu đảm nhận các lớp dạy thêm ngoài giờ cho các em học sinh. Do nguyên nhân đến từ việc thiếu giáo viên hay có giáo viên xin nghỉ. Vì đây là thời gian làm thêm nên tiền thừa làm thêm ngoài giờ của giáo viên được tính theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo. Vậy cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên tiểu học được tính theo công thức nào? Định mức giờ dạy tối đa cho giáo viên tiểu học là bao nhiêu? Đây là thông tin cần thiết để quý phụ huynh biết được chi phí mình bỏ ra cho con em học tập và giáo viên biết được quyền lợi về tiền lương của mình được quy định ra sao.
Định mức giờ dạy của giáo viên tiểu học
Định mức giờ dạy của giáo viên tiểu học được quy định tại điều 5,6 Thông tư 03/VBHN-BGDĐT ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2017 như sau:
- Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học quy định trong năm học là 42 tuần, trong đó:
– 35 tuần dành cho việc giảng dạy, kết hợp các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
– 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ theo quy định của Nhà trường.
– 01 tuần dành cho việc chuẩn bị khai giảng năm học mới.
– 01 tuần dành cho việc tổng kết báo cáo kết quả cuối năm học.
- Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần
- Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết/tuần ở cấp tiểu học
- Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết/tuần đối với giáo viên ở cấp tiểu học
⇒ Định mức số tiết của giáo viên tiểu học được tính theo công thức:
Định mức số tiết = Số tiết mỗi tuần x số tuần giảng dạy
Theo đó, định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học 23 tiết/tuần x 35 tuần = 805 tiết, giáo viên tiểu học trường dân tộc bán trú và lớp dành cho người tàn tật khuyết tật là 21 tiết/tuần x 35 tuần = 735 tiết.
Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên tiểu học
Theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, tiền lương dạy thêm giờ được tính theo các công thức sau:
Tiền lương dạy thêm trong một giờ/năm học = Số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy x 150%.
Trong đó:
- Tiền lương 01 giờ dạy = [(Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học) : (Định mức giờ dạy/năm)] x [Số tuần dành cho giảng dạy: 52 tuần].
- Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy đã quy đổi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] – (Định mức giờ dạy/năm).
- Định mức giờ dạy/năm được tính như sau: Định mức với giáo viên = [Định mức tiết dạy (tiêu chuẩn giờ giảng)/tuần] x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học).
Quy định về chi trả tăng giờ cho giáo viên
Các vấn đề về thanh toán tiền lương dạy thêm giờ cho giáo viên được ban hành chi tiết tại Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC.
Trong đó điều 3 thông tư này quy định:
- Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc một số bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu thì nhà giáo chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ trong các trường hợp sau:
– Có nhà giáo nghỉ ốm.
– Chế độ nghỉ thai sản theo quy định hiện hành của Luật Bảo hiểm xã hội.
– Có quyết định đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra.
– Tham gia những công tác khác (gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thêm giờ.
Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên tiểu học không quá khó khăn. Quý thầy cô và phụ huynh có thể dựa vào đó để xác định tiền lương ngoài giờ của giáo viên một cách nhanh và chính xác nhất.