Chính sách tiền tệ mở rộng là thuật ngữ chuyên ngành, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế, tài chính. Dẫu vậy, nhiều người vẫn còn khá xa lạ với cụm từ này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chính sách tiền tệ mở rộng, phân loại, ý nghĩa, vai trò và tác động của chính sách này.
Thế nào là chính sách tiền tệ mở rộng? Mục đích, vai trò
Chính sách tiền tệ mở rộng là một trong hai chính sách tiền tệ được Ngân hàng nhà nước Việt Nam (hay Ngân hàng Trung ương) áp dụng để điều tiết nền kinh tế, tạo động lực cho kinh tế phát triển bình thường, tránh lạm phát,… Chính sách này được đánh giá vô cùng lớn vì độ quan trọng, tác động trực tiếp đến sự lưu thông tiền tệ trên thị trường. Chính sách tiền tệ mở rộng bắt buộc phải được hoạch định, thực thi dưới sự giám sát, phụ trách của Ngân hàng Trung ương.
Chính sách tiền tệ mở rộng còn được gọi bằng tên gọi khác là chính sách tiền tệ nới lỏng. Cách gọi thứ hai này dễ hiểu và bao quát hơn. Theo đó, Ngân hàng Trung ương sẽ mở rộng nguồn cung tiền tệ ra thị trường. Lợi dụng mức lãi suất giảm xuống mạnh để đẩy nhanh tổng mức cầu, từ đây giúp hỗ trợ người dân, thúc đẩy đầu tư và mở rộng việc sản xuất, kinh doanh cũng như tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Mục đích cuối cùng của chính sách tiền tệ này chính là mở rộng quy mô của nền kinh tế, giảm tình trạng thất nghiệp, tăng nguồn thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Nói một cách chung nhất, chính sách tiền tệ mở rộng được Ngân hàng Trung ương đưa ra nhằm mục tiêu kiểm soát hiện tượng lạm phát, ổn định giá trị của đồng tiền; tạo ra nguồn thu nhập, việc làm cho người lao động, giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp và tiến đến việc tăng trưởng kinh tế trong thời gian dài.
Các phương thức hoạt động chính sách tiền tệ mở rộng
Đối với nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ mở rộng thường được Ngân hàng Trung ương thực hiện trong trường hợp nền kinh tế của cả nước bước vào giai đoạn suy thoái, đời sống bị giảm sút cũng như tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Nói theo cách khác, chính sách tiền tệ mở rộng là chính sách chống suy thoái.
Chính sách tiền tệ mở rộng được Ngân hàng Trung ương thực hiện theo 01 trong 03 cách phổ biến như sau:
- Mua vào trên các thị trường chứng khoán hay Hoạt động thị trường mở. Cách làm này nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp một nguồn vốn để tiếp tục kinh doanh, hoạt động tạo ra lợi nhuận.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được hạ tới mức thấp nhất. Điều này hướng tới việc tạo cho doanh nghiệp cơ hội để an tâm đầu tư, xoay vòng vốn thay vì để quá nhiều tiền vào vốn dự trữ bắt buộc đã được quy định trước đó.
- Mức lãi suất chiết khấu cũng được hạ thấp đến mức thấp nhất.
Các công cụ của Chính sách tiền tệ mở rộng
Chính sách tiền tệ mở rộng có 06 công cụ như sau:
- Thứ nhất là tái cấp vốn. Đây là một hình thức tái cấp vốn được áp dụng cho các Ngân hàng thương mại đang thiếu vốn.
- Thứ hai là nghiệp vụ thị trường mở. Hoạt động này dùng để chỉ việc Ngân hàng Trung ương sẽ tiến hành mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, tác động đến khối lượng tiền tệ dự trữ của Ngân hàng thương mại để tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của Ngân hàng thương mại đó.
- Thứ ba là tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Công cụ này giúp điều chỉnh khả năng thanh toán của các Ngân hàng thương mại.
- Thứ tư là lãi suất tín dụng. Công cụ này không được thực hiện trực tiếp trong chính sách tiền tệ mà thường được thực hiện một cách gián tiếp, không có tác động quá lớn đến lượng tiền trong lưu thông. Tuy nhiên, công cụ này thường được áp dụng thường xuyên để điều tiết lãi suất trên thị trường trong các giai đoạn, thời kỳ nhất định.
- Thứ năm là tỷ giá hối đoái. Công cụ này tác động mạnh mẽ đến việc điều tiết nguồn cung và cầu của ngoại tệ, tạo nên sự tác động lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh trong nước.
- Thứ sáu là hạn mức tín dụng. Công cụ hạn mức tín dụng có vai trò trực tiếp tác động đến khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng mà cụ thể là khống chế mức tăng khối lượng tín dụng đó.
Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin cơ bản và dễ hiểu nhất và chính sách tiền tệ mở rộng. Tìm hiểu thêm các khái niệm và thuật ngữ chuyên ngành khác ngay trong trang của chúng tôi nhé! Chúc quý bạn đọc nhiều sức khỏe!