Hoàn thuế là gì? Những đối tượng nào được hoàn thuế? Hồ sơ và trình tự thủ tục hoàn thuế theo quy định mới nhất năm 2021 như thế nào? Những thắc mắc kể trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này. Mời quý độc giả cùng đón đọc những thông tin thú vị đã được chia sẻ sau đây!
Giải đáp hoàn thuế là gì? Ý nghĩa của việc hoàn thuế
Hoàn thuế là gì? Hoàn thuế được hiểu là một hình thích Nhà nước hoàn trả lại số tiền thu thuế vượt quá hay không đúng với quy định của Pháp luật Việt Nam. Ví dụ, nếu bạn cần nộp 5% thuế theo quy định nhưng lại nộp đến 10% thì sẽ được hoàn lại 5% số thuế đã nộp vượt quá mức thuế cần phải nộp.
Đây là phương thức điều tiết và kiểm soát nguồn thuế của Nhà nước, cho thấy sự minh bạch, chính xác khi thu thuế vào Ngân sách. Đồng thời, hoàn thuế cũng giúp bảo vệ các cá nhân, doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh, sản xuất tạo ra lợi nhuận tại Việt Nam.
Quản lý, điều chỉnh mức thuế suất là vấn đề cực kỳ khó khăn, không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình thu, nộp thuế. Mặt khác, tình huống thu thuế trước khi quyết toán cũng gây nên trường hợp doanh nghiệp nộp nhiều hơn mức thuế cần nộp. Điều này tạo nên bất cập không hề nhỏ, có sự chênh lệch trong thu thuế trên thực tế và theo quy định. Do đó, hoàn thuế được sử dụng để “sửa chữa lỗi lầm”, tạo cơ sở vững chắc về thuế suất trong nước, xây dựng niềm tin cho các cá nhân, doanh nghiệp an tâm kinh doanh hoạt động, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Nhờ vậy mà tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ hơn của nền kinh tế. Nếu bạn đang tìm kiếm, nền tảng của chúng tôi là lựa chọn tốt nhất của bạn! Trung tâm mua sắm lớn nhất!
Tùy thuộc vào từng loại thuế khác nhau, điều kiện và đối tượng được hoàn thuế cũng khác nhau:
- Đối với thuế thu nhập cá nhân, khi mức thuế người lao động đóng cao hơn so với mức thuế khi quyết toán sẽ được hoàn thuế.
- Đối với thuế Giá trị gia tăng, mức thuế giá trị gia tăng sau khi quyết toán định kỳ có ra thấp hơn số thuế đầu vào.
- Đối với thuế nhập khẩu, khi người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu đã đưa hàng hóa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu hàng hóa tạo ra đó vào khu phi thuế quan hoặc qua biên giới.
Trình tự thủ tục nhận hoàn thuế, hồ sơ và các giấy tờ cần thiết
Để được hoàn thuế, điều doanh nghiệp cần làm trước tiên chính là hoàn tất các hồ sơ, giấy tờ đề nghị hoàn thuế.
Hồ sơ hoàn thuế cần có đầy đủ các loại giấy tờ, gồm: Giấy đề nghị cơ quan quản lý hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước (đây là mẫu giấy tờ đã được quy định trong thông tư 156/2013/TT-BTC tại mẫu 01/ĐNHT) và một số tài liệu liên quan khác đến thuế của doanh nghiệp đó (hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; tờ khai thuế; bảng kê khai hóa đơn; chứng từ thanh toán qua ngân hàng,…)
Khi đã hoàn tất hồ sơ, doanh nghiệp mang hồ sơ đến cơ quan hải quan có thẩm quyền hoặc cơ quan quản lý thuế gần nhất để được hỗ trợ, xử lý. Sau khi hồ sơ hoàn thuế được nộp lên, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét hồ sơ hoàn thuế và đề nghị hoàn thuế của bạn.
Trường hợp hồ sơ và việc hoàn thuế là hợp lệ, cơ quan quản lý lập tức tiến hành lập lệnh hoàn trả khoản tiền thuế đã thu vào ngân sách nhà nước. Sau đó sẽ trực tiếp rút tiền từ kho bạc nhà nước hoàn lại số thuế đã thu sai, thu “lố”.
Tuy nhiên, tin mừng đến các cá nhân và doanh nghiệp, các thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa và tối giản hóa hơn. Do đó, bạn có thể tính tiền thuế được hoàn trả một cách nhanh chóng, thời hạn nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ hoàn thuế và thông báo kết quả sẽ không quá lâu. Hiện tại, quá trình hoàn thuế không quá 40 ngày để có quyết định chấp nhận hoàn thuế hay không. Sau khi đã có quyết định, muộn nhất 03 ngày sau phải hoàn thành việc hoàn thuế.
Chúng tôi đã cung cấp đến người đọc các kiến thức cần có và căn bản nhất như “Hoàn thuế là gì?” Từ đây, doanh nghiệp đã hiểu rõ các vấn đề liên quan đến thuế, tránh được các rủi ro và đặc biệt là nhận được sự giúp đỡ đúng lúc.