Bồi thường (đền bù) giải phóng mặt bằng là vấn đề nhận được sự quan tâm của cả người dân lẫn doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ muốn biết chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hạch toán vào đâu liệu có thể khấu trừ thuế hay không. Còn người dân lại quan tâm về mức giá thỏa thuận bồi thường. Bài viết hôm nay sẽ lần lượt giải đáp các tất cả thắc mắc này.
Giải phóng mặt bằng là gì?
Giải phóng mặt bằng là quá trình di dời nhà cửa, cây cối của người dân trên phần đất quy hoạch nhằm phục vụ cho mục đích cải tạo, quy hoạch, mở rộng vốn đất, xây dựng các công trình mới. Nhà nước hoặc doanh nghiệp phải đưa ra các chính sách đền bù giải phóng mặt bằng thỏa đáng cho người dân để tránh xảy ra tranh chấp.
Một số hình thức đền bù giải phóng mặt bằng được áp dụng hiện nay:
- Đền bù bằng tiền mặt cho người dân sở hữu đất nằm trong diện giải phóng mặt bằng.
- Đền bù bằng cách cấp đổi sang lô đất mới cho người dân.
- Đền bù bằng cách hỗ trợ người dân mua lại đất trong khu dự án tái định cư.
Giải đáp chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hạch toán vào đâu?
Nhiều doanh nghiệp đặt ra câu hỏi, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng nếu do doanh nghiệp chi trả sẽ trừ dần vào tiền thuê đất hàng năm. Khoản chi phí này trong sổ kế toán sẽ được ghi nhận là tài sản cố định vô hình hay khoản chi phí trả trước?
Thắc mắc này đã được Bộ Tài chính giải đáp. Theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP ban hành ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định vấn đề quy hoạch sử dụng đất, giá thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư thì khoản chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng nếu do doanh nghiệp chi trả sẽ được trừ dần vào tiền thuê đất hàng năm. Và nó được tính vào chi phí trả trước dài hạn.
Vậy chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hạch toán vào đâu? Theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính quy định về Chế độ Kế toán doanh nghiệp thì khoản tiền (chi phí) bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ được hạch toán vào “Tài khoản 242” – Là chi phí trả trước dài hạn, phân bổ dần theo thời hạn thuê đất.
Giá đất đền bù giải phóng mặt bằng bao nhiêu tiền?
Doanh nghiệp thường quan tâm vấn đề chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hạch toán vào đâu. Còn với người dân thì thường quan tâm đến số tiền được đền bù. Mức giá đền bù khi giải phóng mặt bằng sẽ khác nhau trong từng trường hợp đất thu hồi khác nhau.
Tiền bồi thường giải phóng mặt bằng tính theo giá nhà nước
Các trường hợp áp dụng mức giá bồi thường giải phóng mặt nhà nước bao gồm:
- Việc thu hồi đất để phục vụ các dự án liên quan đến An ninh quốc phòng.
- Việc thu hồi đất nhằm mục đích phát triển kinh tế và gia tăng lợi ích xã hội.
- Thu hồi đất do cần chấm dứt việc sử dụng đất: đất bị ô nhiễm gây nguy hiểm tính mạng, đất có nguy cơ sún lụt, sạt lở bởi thiên tai gây nguy hiểm.
Mức giá bồi thường = Mức giá đất x diện tích đất đang sử dụng. Trường hợp đất do nhà nước thu hồi, người dân không được thỏa thuận giá bồi thường. Giá tiền bồi thường được quyết định theo thông tin đất, giá đất trên thị trường, giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai. Sau đó áp dụng các phương pháp định giá đất phù hợp.
Tiền bồi thường dựa theo thỏa thuận
Theo Luật Đất đai 2013, chủ đầu tư được quyền sử dụng đất thông qua chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất để sản xuất kinh doanh. Các trường hợp thu hồi mà giá đất được thỏa thuận giữa các bên.
- Thu hồi đất để phục vụ mục đích thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh mà không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất.
- Thu hồi đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp trên, giá bồi thường giải phóng sẽ theo thỏa thuận hợp lý giữa hai bên. Thông thường, các dự án sẽ nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ làm trung gian với những chính sách bồi thường đáp ứng nhu cầu của người dân và lợi ích của dự án.
Mức giá bồi thường thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người dân có thể cao hơn nhiều lần so với giá bồi thường của nhà nước.
Trên đây là những thông tin giải đáp chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hạch toán vào đâu và các mức giá tiền đền bù. Hy vọng bài viết cung cấp kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Chúc cho cả doanh nghiệp và người dân đều đạt được mức thỏa thuận thỏa đáng cho mình.