Thủy triều lên xuống vào thời gian nào trong ngày?

Chắc hẳn nhiều người đã không còn xa lạ với hiện tượng thủy triều. Đây là hiện tượng thiên nhiên vô cùng kỳ lạ. Nhiều người vẫn chưa biết nguyên nhân thật sự gây nên hiện tượng thủy triều là gì? Thủy triều lên xuống vào thời gian nào trong ngày? Để có thể hiểu thêm về hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ này. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Thủy triều là gì?

Vậy thủy triều là gì? Phân tích theo cách đơn giản: “thủy” có nghĩa là nước, “triều” có nghĩa là cường độ thay đổi lên – xuống. Vậy, thủy triều là hiện tượng nước dâng cao hoặc rút xuống ở trên biển hoặc nước sông theo một chu kỳ dựa vào thiên văn. Thủy triều được tạo ra nhờ sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng và Mặt Trời tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất.

Thủy triều lên xuống tạo thành các dòng mang tính dao động sẽ được gọi là dòng chảy triều. Khi dòng chảy thủy triều dừng chuyển động được gọi là nước chùng hoặc là nước đứng. 

Tại sao xuất hiện thủy triều?

thủy triều lên xuống vào thời gian nào trong ngày

Hiện tượng thủy triều được hình thành do lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và lực li tâm gây ra. Thủy quyển có hình cầu dẹt và bị kéo cao lên ở hai miền tạo thành hình elip.

Mỗi ngày, theo chu kỳ, Trái Đất đều tự quay xung quanh trục của nó 1 vòng. Đồng nghĩa với việc mỗi ngày các điểm trên bề mặt trái đất đều xuất hiện thủy triều. Có 2 loại thủy triều:

  • Thủy triều bán nhật triều: Mỗi ngày sẽ có 2 lần nước lên và 2 lần nước xuống
  • Thủy triều toàn nhật triều: Mỗi ngày sẽ có 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống 

Không chỉ riêng Mặt Trăng, Mặt Trời cũng có khả năng sinh ra lực hấp dẫn thủy triều. Tuy nhiên, lực hấp dẫn của Mặt Trời chỉ bằng 5/11 lực hấp dẫn của Mặt Trăng. Nếu như, Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất đều nằm trên một đường thẳng thì lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời sẽ kết hợp với nhau. Đó là thời điểm nước dâng lên cao nhất trong ngày. Tuy nhiên, hiện tượng này không diễn ra thường xuyên.. 

Thủy triều lên xuống vào thời gian nào trong ngày?

thủy triều lên xuống vào thời gian nào trong ngày

Liệu có biết chính xác thủy triều lên xuống vào thời gian nào trong ngày không? Thông thường, thủy triều sẽ lên xuống 2 lần trong một ngày. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, thủy triều chỉ lên xuống 1 lần trong ngày. Do đó, người ta chia thủy triều làm 2 loại là: là bán nhật triều và nhật triều:

Hiện tượng nhật triều

Chu kì của nhật triều luôn chậm hơn chu kỳ bình thường 52 phút. Cụ thể: nếu như ngày hôm nay thủy triều lên vào lúc 10h sáng thì ngày hôm sau thủy triều sẽ lên vào lúc 10h 52 phút. Đây cũng chính là khoảng thời gian chu kỳ Trái Đất quay quanh trục 1 vòng và Mặt Trời sẽ quay quanh Trái Đất rồi lại trở về vị trí ban đầu của lần thủy triều trước.

Hiện tượng bán nhật triều

Khi Trái Đất và Mặt Trăng cùng quay đồng thời chịu một lực li tâm. Chính lúc này khoảng cách của Trái Đất – Mặt Trăng là lớn nhất. Hơn nữa nếu tính theo công thức của lực hấp dẫn thì lực yếu khi khoảng cách tăng. Điều đó có nghĩa là phía gần Mặt Trăng sẽ tạo ra lực hấp dẫn lớn hơn. Từ đó những điểm gần Mặt Trăng lực hấp dẫn sẽ lớn hơn lực ly tâm rất nhiều. Đồng thời, tại trung tâm Trái Đất hai lực tác động sẽ triệt tiêu nhau. Do đó, lực hấp dẫn bên kia Trái Đất sẽ yếu hơn lực ly tâm. Như vậy, tại cùng một thời điểm sẽ có hai lực hướng tâm ra ngoài và tạo ra 2 lần thủy triều lên trong một ngày.

Vào ngày mùng 1 âm lịch và ngày 15, 16, 17 âm lịch hằng tháng là thời điểm Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng. Lúc này là thời điểm thủy triều lên cao nhất. 

Vào các ngày 7, 8 âm lịch và 22, 23 âm lịch lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng và Trái Đất tạo thành một góc 90 độ. Do đó, lực hấp dẫn thủy triều của Mặt Trời làm mất đi một phần lực hấp dẫn thủy triều của Mặt Trăng, vì vậy xuất hiện thủy triều nhỏ.

Như vậy, bạn đã biết thủy triều lên xuống vào thời gian nào trong ngày chưa? Không có thời điểm thủy triều lên xuống cố định mà thông thường thủy triều sẽ lên xuống theo chu kì 1 ngày 52 phút. Do vậy, nếu muốn xem thủy triều ngày hôm sau, bạn phải biết thời gian diễn ra thủy triều vào ngày hôm trước.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Cciced
Logo