3 loại lãi suất mà khách hàng cần biết khi sử dụng thẻ tín dụng

Khi thực hiện giao dịch bằng thẻ tín dụng, chủ thẻ có thể phải thanh toán 3 loại lãi suất như lãi suất thanh toán dư nợ quá hạn, lãi suất dư nợ trong hạn và lãi suất rút tiền mặt từ thẻ. Cụ thể thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn!

1. Lãi suất thanh toán dư nợ quá hạn

Lãi suất thanh toán dư nợ quá hạn phát sinh khi chủ thẻ thanh toán dư nợ không đúng hạn và đầy đủ theo cam kết với ngân hàng, thường rơi vào khoảng 20 – 40%/năm tuỳ theo chính sách của từng ngân hàng. Lãi suất sẽ được tính dựa trên tổng dư nợ cần trả, thời gian tính lãi suất sẽ bắt đầu tính từ ngày trễ hạn đầu tiên. Ngoài ra, nếu nợ thẻ tín dụng quá hạn, chủ thẻ sẽ phải thanh toán thêm phí phạt khoảng 5%/tổng dư nợ tuỳ theo chính sách của từng ngân hàng.

Để tránh phát sinh khoản phí phạt này, chủ thẻ cần thanh toán mức dư nợ tối thiểu khi đến hạn. Số dư nợ còn lại sẽ cộng dồn vào kỳ sao kê sau và bị tính lãi suất cho đến ngày hoàn thành thanh toán. Do đó, chủ thẻ nên sắp xếp tài chính, thanh toán dư nợ đúng hạn và đầy đủ để tránh phải chi trả thêm những khoản phí phạt và lãi suất không đáng có.

Lãi suất thanh toán dư nợ quá hạn phát sinh khi chủ thẻ thanh toán dư nợ không đúng hạn và đầy đủ theo cam kết với ngân hàng.

2. Lãi suất dư nợ trong hạn

Lãi suất dư nợ trong hạn là lãi suất phát sinh trên từng chi tiêu được thực hiện qua thẻ tín dụng, trung bình khoảng 20 – 30%/năm. Tuy nhiên, các ngân hàng thường có chương trình miễn lãi từ 45 – 55 ngày để khách hàng có thời gian sắp xếp tài chính và có thể tiết kiệm được khoản tiền lãi khi đã thanh toán dư nợ kỳ sao kê trước đó đúng hạn.

Lưu ý: Thời gian miễn lãi của ngân hàng là cố định, bắt đầu tính từ ngày đầu mỗi kỳ sao kê. Do đó, nếu có nhu cầu hàng với hóa đơn có giá trị lớn, khách hàng nên mua vào đầu kỳ hoặc đợi sang đầu kỳ tiếp theo để có thêm nhiều thời gian thu xếp tài chính và thanh toán dư nợ.

Trong trường hợp khách hàng thanh toán trễ hạn của kỳ sao kê trước thì ngân hàng sẽ không miễn lãi của kỳ sao kê tiếp theo. Chủ thẻ sẽ phải thanh toán tiền lãi với mức lãi suất là 20 – 30%/năm, được tính trên tổng số tiền chi tiêu của kỳ sao kê đó.

Các ngân hàng thường có ưu đãi miễn lãi suất trong hạn từ 45 – 55 ngày khi khách hàng thanh toán dư nợ đúng hạn.

3. Lãi suất rút tiền mặt từ thẻ

Khi thực hiện rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tại cây ATM, chủ thẻ cần phải chi trả thêm một khoản lãi suất rút tiền từ 20 – 40%/năm tính trên tổng số tiền rút. Khác với lãi suất thanh toán dư nợ sẽ có một khoảng thời gian miễn lãi, lãi suất rút tiền từ thẻ tín dụng không có thời gian miễn lãi mà sẽ bắt đầu tính lãi ngay tại thời điểm chủ thẻ rút tiền thành công. Ngoài ra, rút tiền từ thẻ tín dụng sẽ khiến khách hàng bị giảm điểm tín dụng, gây khó khăn cho việc vay vốn sau này.

Vì vậy, chủ thẻ chỉ nên rút tiền trong trường hợp thật sự cần thiết và nên thu xếp tài chính để thanh toán dư nợ sớm nhất có thể nếu đã thực hiện rút tiền từ thẻ tín dụng.

Lãi suất rút tiền mặt phát sinh khi khách hàng rút tiền từ thẻ tín dụng tại ATM, dao động trong khoảng 20 – 40%/năm.

Như vậy, bài viết đã giới thiệu đến bạn 3 loại lãi suất thẻ tín dụng thường gặp mà chủ thẻ nên biết để sử dụng thẻ tín dụng đúng cách và chủ động tài chính hơn. Lưu ý, các mức lãi suất được đề cập trong bài viết chỉ mang tính tương đối không áp dụng đồng bộ cho tất cả các ngân hàng. Để biết mức lãi suất cụ thể của mỗi ngân hàng, khách hàng có thể tìm hiểu thông qua hotline tư vấn hoặc các kênh thông tin chính thức của ngân hàng.

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Cciced
Logo